Cấu trúc của Lò xo nén

Lò xo nén là loại lò xo nhận tải trọng nén, thường được dùng cho máy ảnh kỹ thuật số, bản lề di động và switch…Lò xo loại này phát sinh ra lực nén từ các vòng nén dựa vào rất nhiều yếu tố G (hệ số đàn hồi theo phương ngang).

Một lò xo nén công nghiệp được sử dụng như một thiết bị truyền động năng động trên các máy ép  hoặc các máy móc chịu tải lớn khác tại nhà máy thép. Yêu cầu Lò xo nén có vật liệu chịu đàn hồi, có độ chính xác cao và độ bền cao.

Một lò xo nén công nghiệp được sử dụng cho một thiết bị truyền động động phải có bước lò xo lớn và độ đàn hồi tốt. Tuy nhiên, bước lò xo lớn đồng nghĩa với việc đường kính sợi nhỏ, rất dể làm cho lò xo bi uốn cong trong quá trình làm việc và kết quả gây ra sự tiếp xúc giữa trục dẫn và lò xo. Lò xo khó có thê giử được đặc tính làm ảnh hưởng đến hệ thống truyền động.


Tham số kỹ thuật của lò xo nén:


Trong đó: 

  • d (đường kính dây) : tham số này cho biết đường kính của dây kim loại được dùng để làm lò xo
  • S(trục) tham số này tương ứng với đường kính tối đa của trục có thể được đưa vào trong lò xo. Dung sai của tham số này là +/- 2% (chỉ định)
  • Di (Đường kính trong) : đường kính trong của một lò xo được tính bằng cách lấy đường kính ngoài của nó trừ đi hai lần đường kính dây. Dung sai khoảng +/-2% (chỉ định)
  • De (Đường kính ngoài) : đường kính ngoài của một lò xo bằng đường kính trong cộng với hai lần đường kính dây. Dung sai khoảng +/- 2%
  • H (khoảng không) : đây là đường kính tối thiểu của khoảng không gian trong đó lò xo có thể hoạt động được. Dung sai đối với tham số này là +/- 2 % (chỉ định).
  • P (bước) : khoảng cách trung bình giữa hai vòng xoắn hoạt động liên tiếp của một lò xo.
  • Lc (chiều dài khi bị nén tối đa) : chiều dài tối đa của lò xo sau khi bị nén hoàn toàn. Tham số này nằm ở bên phải trên hiình vẽ. Dung sai của tham số này là +/- 15 % (chỉ định).
  • Ln (chiều dài cho phép) : chiều dài tối đa cho phép sau khi xoắn ở mức tối đa. Nếu độ xoắn quá lớn, lò xo có nguy cơ bị biến dạng (biến dạng không thể phục hồi do lực tác động). Trong đa số các trường hợp, lò xo không có nguy cơ bị biến dạng. Ln = Lc + Sa với Sa là tổng khoảng cách nhỏ nhất trong giới hạn đàn hồi giữa cách vòng xoắn tích cực.
  • L0 (Chiều dài tự nhiên) : chiều dài tự nhiên của lò xo là chiều dài khi lò xo ở trạng thái không bị nén, sau lần nén đầu tiên (nếu cần thiết). Dung sai khoảng +/- 2% (chỉ định)
  • Số vòng xoắn  : tổng số vòng xoắn của lò xo (lò xo trong hình trên có 6 vòng xoắn). Để tính số vòng xoắn hoạt động, ta lấy tổng số vòng xoắn trừ đi hai vòng xoắn ở hai đầu mút của lò xo
  • R (Độ cứng) : thông số này quyết định khả năng chịu nén của lò xo. Đơn vị tính : 1 DaN/mm = 10 N/mm. Dung sai khoảng +/- 15% (chỉ định)
  • L1 & F1 (chiều dài ứng với lực F) : lực F1 ứng với chiều dài L1 có thể tính từ công thức sau : F1 = (L0-L1) * R, từ đó suy ra chiều dài L1 : L1 = L0 - F1/R
  • Mài : để chỉ đầu lò xo có được mài hay không.
  • Mã số  : mỗi lò xo đều có một mã số duy nhất : loại . (De * 10) . (d * 100) . (L0 * 10) . nguyên liệu . Đối với lò xo nén, loại tương ứng với ký tự C. Nguyên liệu được ghi bằng các ký tự sau : AIN et S. Ví dụ : Mã số C.063.090.0100.A là lò xo nén có đường kính ngoài là 6,3mm, dây thép có đường kính 0,9 mm và lò xo có chiều dài tự nhiên là 10 mm.

Hình ảnh

Tags:

,